Tâm Lý Học Màu Sắc – Màu Sắc Ảnh Hưởng Đến Cảm Xúc Như Thế Nào?

Bạn có cảm thấy tràn đầy năng lượng khi nhìn thấy màu đỏ không? Màu xanh lam có khiến bạn cảm thấy bình tĩnh và thư giãn không? Các nghệ sĩ và nhà thiết kế nội thất từ lâu đã tin rằng màu sắc có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm trạng, cảm giác và cảm xúc. “Màu sắc giống như những đặc điểm, phản ánh những thay đổi của cảm xúc,” nghệ sĩ Pablo Picasso từng nhận xét. 

Màu sắc là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ và có thể được sử dụng để báo hiệu hành động, ảnh hưởng đến tâm trạng, thậm chí ảnh hưởng đến các phản ứng sinh lý. Một số màu sắc nhất định có liên quan đến những thay đổi về mặt sinh lý, bao gồm tăng huyết áp, tăng cường trao đổi chất và mỏi mắt. 

TS. Rachel Goldman nói, “Thật ngạc nhiên khi màu sắc thực sự có thể tác động đến tâm trạng và hành vi của chúng ta.”

“Hãy dành một chút thời gian để nghĩ về một không gian quen thuộc với bạn, có màu sắc nào nổi bật trong không gian đó không? Hãy nghĩ về quần áo của bạn và cảm giác của bạn khi mặc những bộ quần áo có màu sắc khác nhau. Có lẽ khi bạn cảm thấy buồn chán, hãy nghĩ về điều này và xem liệu tâm trạng của bạn có thay đổi khi mặc một màu khác không. Nhiều khi, chính những điều nhỏ nhặt lại có thể tạo ra tác động lớn hơn cả đến tinh thần bạn.

Màu sắc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, tạo ra một số tâm trạng nhất định và thậm chí ảnh hưởng đến quyết định của mọi người. Sở thích về màu sắc cũng ảnh hưởng đến các đồ vật mà họ chọn mua, quần áo họ mặc và cách họ trang trí không gian của mình.

Tâm Lý Học Màu Sắc Là Gì?

Tâm lý học màu sắc là nghiên cứu cách những màu sắc khác nhau ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi của con người. Nghiên cứu khám phá ra cách màu sắc có thể ảnh hưởng đến phản ứng cảm xúc, cũng như cách phản ứng với màu sắc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tuổi tác và nền tảng văn hóa. 

Các chủ đề khác nhau được quan tâm trong lĩnh vực này bao gồm:

  • Ý nghĩa của màu sắc
  • Màu sắc ảnh tác động đến phản ứng sinh lý như thế nào
  • Những phản ứng cảm xúc với màu sắc
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích về màu sắc
  • Sự khác biệt về văn hóa trong ý nghĩa và mối liên hệ của các màu sắc khác nhau
  • Liệu màu sắc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần không
  • Màu sắc có thể ảnh hưởng đến hành vi như thế nào
  • Những cách sử dụng màu sắc để thúc đẩy sức khỏe thể chất và tinh thần
  • Cách mà màu sắc có thể được sử dụng và cải thiện an toàn và thiết kế môi trường sống và làm việc tối ưu hơn

Phần lớn bằng chứng trong lĩnh vực mới nổi này chỉ mang tính giai thoại, nhưng các nhà nghiên cứu và chuyên gia đã đưa ra một vài phát hiện và quan sát quan trọng về tâm lý học màu sắc và ảnh hưởng của nó đến tâm trạng, cảm xúc và hành vi.

Các Tác Động Tâm Lý Của Màu Sắc

Khám phá khoa học về tâm lý học màu sắc vẫn còn tương đối mới, nhưng từ lâu, con người đã quan tâm đến bản chất và tác động về màu sắc. Trong các nền văn hóa cổ đại, màu sắc thường được sử dụng để điều trị các tình trạng và ảnh hưởng đến cảm xúc khác nhau. Chúng cũng đóng vai trò trong các hoạt động tâm linh. 

Tại sao màu sắc lại có sức mạnh to lớn như vậy trong cuộc sống của chúng ta? Nó có thể có những tác động gì đến cơ thể và tâm trí của chúng ta? Trong khi nhận thức về màu sắc có phần chủ quan, một số hiệu ứng màu sắc có ý nghĩa phổ quát. 

Màu sắc trong vùng màu đỏ của quang phổ màu được gọi là màu ấm và bao gồm đỏ, cam và vàng. Những màu ấm này gợi lên các cảm xúc từ cảm giác ấm áp và thoải mái đến cảm giác tức giận và thù địch.

Màu sắc phía màu xanh dương của quang phổ được gọi là màu lạnh và bao gồm xanh dương, tím và xanh lá. Những màu này được gọi mô tả là điềm tĩnh, dịu dàng, nhưng cũng có thể gợi nhớ đến cảm giác buồn bã hoặc thờ ơ.

Ý Nghĩa Màu Sắc Tượng Trưng

  • Đỏ: Niềm đam mê, sự phấn khích, tình yêu
  • Hồng: Mềm mại, kín đáo, gần gũi
  • Tím: Bí ẩn, cao quý, lấp lánh
  • Xanh dương: Trí tuệ, hy vọng, lý trí, hòa bình
  • Xanh lá: Thiên nhiên, phát triển, tươi mới
  • Vàng: Hy vọng, niềm tin, nguy hiểm
  • Cam: Ấm áp, tử tế, niềm vui
  • Trắng: Sự thật, thờ ơ
  • Đen: Cao quý, bí ẩn, lạnh lùng

Một nghiên cứu vào năm 2020 đã khảo sát mối liên hệ cảm xúc của 4.598 người từ 30 quốc gia khác nhau đã phát hiện ra rằng mọi người thường liên kết các màu sắc nhất định với những cảm xúc cụ thể. Theo kết quả nghiên cứu: 

  • Màu đen: 51% số người được hỏi cho rằng màu đen gợi lên nỗi buồn
  • Màu trắng: 43% số người tham gia liên tưởng màu trắng với sự nhẹ nhõm
  • Màu đỏ: 68% liên tưởng màu đỏ với tình yêu
  • Màu xanh dương: 35% gắn màu xanh dương với những cảm giác nhẹ nhõm
  • Màu xanh lá: 39% gắn màu xanh lá với cảm giác hài lòng
  • Màu vàng: 52% đã cảm thấy màu vàng tượng trưng cho niềm vui
  • Màu tím: 25% báo cáo rằng họ gán màu tím với sự thoải mái
  • Màu nâu: 36% gán màu nâu với sự ghê tởm
  • Màu cam: 44% liên tưởng màu cam với niềm vui
  • Màu hồng: 50% liên tưởng màu hồng với tình yêu

Các nhà nghiên cứu của thí nghiệm cho rằng những kết quả như vậy cho thấy các mối liên hệ giữa màu sắc với cảm xúc dường như có những đặc điểm phổ quát. Những ý nghĩa chung này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giao tiếp.

Cảm xúc của chúng ta về màu sắc thường mang tính cá nhân sâu sắc và bắt nguồn từ trải nghiệm hoặc văn hóa riêng của chúng ta. Ví dụ, trong khi màu trắng được sử dụng ở nhiều nước phương Tây để tượng trưng cho sự trong sáng và ngây thơ thì ở nhiều nước phương Đông, nó lại được coi là biểu tượng của tang lễ.

Tâm Lý Học Màu Sắc Trong Trị Liệu

Một số nền văn hóa cổ đại, bao gồm Hy Lạp và Trung Quốc, đã thực hiện liệu pháp sắc (chromotherapy), tức là sử dụng màu sắc để chữa bệnh. Liệu pháp màu sắc đôi khi còn được gọi là liệu pháp ánh sáng (colorology). 

Liệu pháp ánh sáng vẫn được sử dụng đến ngày nay như một phương pháp điều trị toàn diện hoặc thay thế. Trong phương pháp trị liệu liệu này: 

  • Màu đỏ được sử dụng để kích thích cơ thể, trí óc và tăng cường lưu thông máu.
  • Màu vàng được cho là có tác dụng kích thích thần kinh và thanh lọc cơ thể.
  • Màu cam được sử dùng để chữa lành phổi và tăng cường năng lượng.
  • Màu xanh dương được cho là có tác dụng làm dịu bệnh tật và điều trị những vết thương nặng.
  • Màu chàm được tin cho là có tác dụng làm giảm các vấn đề về da.

Mặc dù cần thêm các nghiên cứu khác, nhưng một nghiên cứu năm 2020 cho thấy liệu pháp màu sắc có thể là một cách hiệu quả để chống lại cảm giác mệt mỏi do lòng trắc ẩn và rối loạn sau chấn thương ở các y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Nghiên Cứu Hiện Đại Về Tâm Lý Học Màu Sắc

Hầu hết các nhà tâm lý học đều xem liệu pháp màu sắc với thái độ hoài nghi và chỉ ra rằng những tác động được cho là của màu sắc thường bị phóng đại quá mức. Màu sắc cũng có ý nghĩa khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau.

Tuy nhiên, hiệu ứng thay đổi tâm trạng của màu sắc có thể chỉ là tạm thời. Một căn phòng màu xanh ban đầu có thể tạo ra cảm giác dịu dàng, nhưng hiệu ứng này sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn.

Các nghiên cứu hiện có đã phát hiện ra rằng màu sắc có thể ảnh hưởng đến con người theo nhiều cách bất ngờ:

  • Viên thuốc màu trắng có tác dụng giảm đau tốt hơn, trong khi viên thuốc màu đỏ có tác dụng kích thích tốt hơn.
  • Màu đỏ khiến mọi người phản ứng nhanh hơn và mạnh hơn, điều này có thể hữu ích trong các hoạt động thể thao theo các nhà nghiên cứu.
  • Các cầu thủ mặc đồ đen có nhiều khả năng bị phạt hơn trong các sự kiện thể thao cạnh tranh.

Cần Nhiều Nghiên Cứu Hơn

Sự quan tâm đến chủ đề tâm lý học màu sắc đang tăng lên, nhưng vẫn còn một số câu hỏi chưa được trả lời. Các liên tưởng về màu sắc phát triển như thế nào? Ảnh hưởng của những liên tưởng này đến hành vi trong thế giới thực mạnh mẽ như thế nào?

Liệu màu sắc có thể được sử dụng để tăng năng suất làm việc hoặc an toàn tại nơi làm việc không? Những màu sắc nào có ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng? Có phải có một số kiểu cá tính nhất định thích những màu sắc đặc biệt không? Khi các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những câu hỏi như vậy, chúng ta có thể sớm tìm hiểu thêm về tác động của màu sắc đối với tâm lý con người.

Zena O’Connor, một giảng viên tại Khoa Kiến trúc, Thiết kế và Quy hoạch của Đại học Sydney, cho rằng mọi người nên cảnh giác với nhiều tuyên bố mà họ thấy về tâm lý học màu sắc.

“Nhiều trong số những tuyên bố này thiếu sự chứng minh về mặt thực nghiệm, có những sai sót cơ bản (như đơn giản hóa những nguyên nhân và xác thực chủ quan) và có thể bao gồm các thông tin được trình bày như sự thật”, O’Connor giải thích. “Ngoài ra, những tuyên bố này thường đề cập đến nghiên cứu lỗi thời mà không đề cập đến các phát hiện của nghiên cứu hiện tại”.

Màu Sắc Ảnh Hưởng Đến Hiệu Suất

Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng một số màu cụ thể có thể ảnh hưởng đến hiệu suất. Không ai thích nhìn thấy bài kiểm tra đã được chấm điểm phủ đầy mực đỏ, nhưng một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc nhìn thấy màu đỏ trước khi làm bài kiểm tra thực sự làm giảm hiệu suất làm bài kiểm tra.

Trong khi màu đỏ thường được mô tả là mối đe dọa, kích thích hoặc phấn khích, nhiều nghiên cứu trước đây về tác động của màu đỏ phần lớn không có kết luận. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng việc cho học sinh tiếp xúc với màu đỏ trước kỳ thi đã chứng minh là có tác động tiêu cực đến kết quả kiểm tra.

Ở thí nghiệm đầu tiên trong sáu thí nghiệm được mô tả trong nghiên cứu, 71 sinh viên đại học Hoa Kỳ được đưa cho một số hiệu bằng màu đỏ, xanh lá cây, hoặc đen trước khi làm bài kiểm tra kéo dài năm phút. 

Kết quả cho thấy những học sinh được biết số màu đỏ trước khi làm bài kiểm tra có điểm thấp hơn 20% so với những học sinh được biết số màu xanh lá cây và màu đen.

Màu Sắc Và Hành Vi Mua Sắm Của Người Tiêu Dùng

Tâm lý học màu sắc cho rằng các sắc thái khác nhau có thể có nhiều tác động khác nhau, từ việc thúc đẩy tâm trạng của chúng ta đến việc gây ra những lo âu. Nhưng liệu màu sắc của sản phẩm bạn mua có bao giờ nói lên điều gì đó về tính cách của bạn không? Ví dụ, liệu màu sắc của chiếc xe bạn mua có liên quan đến một số đặc điểm tính cách hoặc sở thích kỳ quặc tiềm ẩn nào đso không? 

Khi mua sắm, sở thích về màu sắc của bạn có thể phản ánh hình ảnh mà bạn muốn truyền tải. Sở thích màu sắc, từ trang phục bạn mặc đến chiếc xe bạn đi, đôi khi có thể đưa ra tuyên bố về cách chúng ta muốn người khác nhìn nhận về mình. Các yếu tố khác, chẳng hạn như tuổi tác và giới tính, cũng có thể ảnh hưởng đến lựa chọn màu sắc của chúng ta.

  • Trắng: Như nhiều người đã gợi ý, màu trắng có thể mang lại cảm giác tươi mới và sạch sẽ. Màu sắc này thường được sử dụng để gợi lên cảm giác trẻ trung và hiện đại.
  • Đen: Màu đen thường được miêu tả là một màu “mạnh mẽ”, có lẽ đây là lý do mà màu đen là màu phổ biến nhất cho các xe sang trọng. Mọi người thường miêu tả màu này là quyến rũ, mạnh mẽ và bí ẩn.
  • Bạc: Đây là màu xe phổ biến thứ ba và nó khiến ta liên tưởng tới cảm giác đổi mới và hiện đại. Các sản phẩm công nghệ cao thường có màu bạc, vì vậy mà màu sắc này thường được nhìn nhận là mới mẻ, hiện đại và tiên tiến.
  • Đỏ: Màu đỏ là một màu sắc nổi bật, thu hút sự chú ý, vì vậy việc thích loại xe này có thể có nghĩa là bạn muốn truyền tải hình ảnh của sức mạnh, hành động và sự tự tin.
  • Xanh dương: Mọi người thường mô tả màu xanh dương như một màu của sự ổn định và an toàn. Lái một chiếc xe màu xanh dương hoặc SUV có thể cho thấy bạn là người đáng tin cậy và trung thực.
  • Vàng: Theo các chuyên gia, việc lái một chiếc xe màu vàng có thể cho thấy bạn là một người vui vẻ nói chung và có thể sẵn sàng hơn so với người trung bình để chấp nhận rủi ro.
  • Xám: Các chuyên gia cho rằng những người lái xe màu xám không muốn nổi bật mà thay vào đó thích điều gì đó tinh tế hơn.

Tất nhiên, việc chọn màu sắc của chúng ta thường bị ảnh hưởng bởi giá cả, sự lựa chọn và các mối quan tâm thực tế khác. Không chỉ vậy, sở thích về màu sắc cũng có thể thay đổi theo thời gian.

Một người có thể thích màu sắc tươi sáng hơn, thu hút sự chú ý hơn khi còn trẻ, nhưng lại thấy mình bị thu hút bởi những màu sắc truyền thông hơn khi họ già đi. Tính cách của người mua có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn màu sắc, những người mua thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố như giá cả cũng như sự tiện lợi.

Nguồn: verywellmind.com

Dịch: Brian Dinh

briandinh

Recent Posts

“Tôi Không Biết Mình Là Ai” – Tại Sao Lại Như Vậy

Nếu bạn đã từng cảm thấy bản thân có suy nghĩ “Tôi không biết tôi…

2 months ago

Mạng Xã Hội & Bệnh Trầm Cảm

Theo một số ước tính, gần 4 tỉ người trên khắp thế giới sử dụng…

2 months ago

9 Dấu Hiệu Phi Ngôn Ngữ & Ngôn Ngữ Cơ Thể Cho Thấy Họ Thích Bạn

Việc hiểu liệu ai đó có thích bạn không có lẽ là một trong những…

2 months ago

Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Là Gì? Làm Thế Nào Để Tôi Dừng Bị OCD?

Nếu bạn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder - OCD), bạn…

2 months ago

Làm Sao Để Ngưng Ám Ảnh Về Một Ai Đó

Việc có những suy nghĩ ám ảnh về một ai đó có thể cảm thấy…

2 months ago

7 Thói Quen Của Người Có Trí Tuệ Cảm Xúc

Những người thông minh về mặt cảm xúc có một số thói quen và hành…

2 months ago