Tại Sao Ta Không Thể Nhớ Những Giấc Mơ

Những giấc mơ có thể nằm trong phạm vi từ vui vẻ đến đáng sợ, bạn có thể thấy bản thân đã từng gãi đầu và tự hỏi, “Tại sao tôi không thể nhớ những giấc mơ của tôi?” Nếu bạn thức dậy vào một sáng và cảm thấy thất vọng vì không nhớ lại bất kì giấc mơ nào bạn đã mơ đêm qua, có thể bạn tự hỏi liệu bạn có mơ gì không.

Lý do khiến bạn không nhớ giấc mơ của mình có thể khác nhau tùy theo từng người. Thực tế là, trừ những giấc mơ quá đáng nhớ, còn lại hầu hết chúng đều có xu hướng nhạt nhòa đi nhanh chóng khi bạn tỉnh dậy. Thêm vào đó, các yếu tố khác như thiếu giấc ngủ REM hoặc rối loạn giấc ngủ, có thể cản trở khả năng ghi nhớ giấc mơ của bạn.

Việc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ những giấc mơ là điều mình thường. Tất cả chúng ta đều mơ vào ban đêm, nhưng hầu hết ta đều quên những tưởng tượng ngắn ngủi này ngay sau khi thức ta thức dậy. Tuy nhiên, có vài thứ có thể cản trở khả năng ghi nhớ những giấc mơ, bao gồm thiếu ngủ, và các rối loạn ảnh hưởng đến khả năng chìm vào và ổn định giấc ngủ. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu lý do tại sao bạn khó nhớ những giấc mơ khi thức dậy và bạn có thể làm gì để cải thiện việc nhowsc lại những giấc mơ.

Những Lý Do Tại Sao Bạn Không Thể Nhớ Những Giấc Mơ

Giấc ngủ REM

Hầu hết những giấc mơ xảy ra trong giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement). Các dấu hiệu nhận biết của giấc ngủ REM bao gồm não hoạt động, chuyển động nhanh của mắt, và mất trương lực cơ bắp (muscle tone – động tác bất thường các vùng đầu, cổ, tay, chân).

Nếu giấc ngủ REM xảy ra, những giấc mơ sống động liên quan đến nó có thể không được nhớ lại. Nếu có sự chuyển đổi từ giấc ngủ REM sang trạng thái ngủ khác (thường là giai đoạn 1 hoặc 2), bạn có thể quên giấc mơ của mình trước khi hồi phục ý thức.

Thuốc có thể ngăn giấc ngủ REM. Đặc biệt, thuốc chống trầm cảm dường như có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ bằng cách trì hoãn sự khởi phát hoặc giảm thời lượng giấc ngủ REM. Rượu cũng có thể ảnh hưởng như một chất ức chế giấc ngủ REM, ít nhất là cho đến khi nó hết tác dụng.

Tại Sao Gần Đây Tôi Lại Nhớ Giấc Mơ Của Mình?

Nếu bạn đột nhiên nhớ những giấc mơ nhiều hơn bình thường, nó có thể do giấc ngủ REM đã bị phân mảnh. Đồng hồ báo thức thường làm gián đoạn giấc ngủ REM vào buổi sáng. Các nguyên nhân khác khiến giấc ngủ bị gián đoạn có thể khiến bạn nhớ lại giấc mơ của mình bao gồm chứng ngưng thở lúc ngủ, cử động chân tay, hoặc ngáy. Thậm chí, có thể ngủ quên và lặp đi lặp lại cùng một giấc mơ đã trải qua.

Kí ức của những giấc mơ bắt đầu mờ dần khi bạn tỉnh dậy

Sự thật rằng những giấc mơ có xu hướng mờ đi nhanh chóng khi thức dậy. Điều này xảy ra với tất cả mọi người bất kể trí nhớ của họ có tốt đến đâu đi nữa.

Theo nguyên tắc chung, những giấc mơ sẽ phai mờ đi nhanh chóng sau khi thức dậy. Các sóng điện và các chất hóa học hình thành trải nghiệm về giấc mơ có thể biến mất khi ta tỉnh dậy.

Ta vẫn có thể nhớ lại một số chi tiết của giấc mơ vào ngày hôm sau, nhưng có lẽ chỉ khi nó bị khơi dậy ở một trải nghiệm nào đó làm kích hoạt trở lại vùng nhất định nào đó trong não bộ mà đêm qua đã tạo ra giấc mơ này.

Những giấc mơ đặt biệt đáng nhớ có thể tạo sự ấn tượng kéo dài hàng chục năm. Kể lại giấc mơ với người khác cũng có thể giúp ổn định trí nhớ. Những giấc mơ (hay ác mộng) gắn liền với những cảm xúc mạnh mẽ, bao gồm cả nỗi sợ hãi, có thể sẽ in sâu trong tâm trí bạn. Hạch hạnh nhân (Amygdala) là một vùng trong não bộ có thể giúp gợi ra những giấc mơ đầy cảm xúc này.

Bạn có thể bị rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ có thể gây ảnh hưởng lên khả năng nhớ lại giấc mơ. Ví dụ, chứng ngưng thở lúc ngủ không được điều trị có thể góp phần gây phá vỡ giấc ngủ REM khi việc khó thở xuất hiện do cơ đường dẫn khí không được thư giãn. Đối với một số người, điều này có thể làm tăng khả năng nhớ lại giấc mơ (bao gồm những giấc mơ như đuối nước hay ngạt thở).

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến sự thiếu hụt giấc ngủ REM và điều trị bằng CPAP (Continuous Positive Airway Pressure) có thể gây ra phản ứng giấc ngủ REM dội ngược.

Mọi người mắc chứng ngủ rũ (narcolepsy) cũng trải qua tình trạng chuyển tiếp giấc ngủ bất chợt, góp phần tác động vào khả năng nhớ lại giấc mơ, ảo giác liên quan đến giấc mơ, và tê liệt khi ngủ (bóng đè). Thói quen thiếu ngủ, căng thẳng, và tình trạng tâm thần cũng có thể làm phá vỡ giấc ngủ và làm tăng hiện tượng mơ và nhớ lại giấc mơ.

Cách Để Nhớ Những Giấc Mơ

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi với việc tự hỏi “Tại sao tôi không thể nhớ những giấc mơ?” và muốn tìm hiểu thêm về những giấc mơ, đây là một vài điều bạn có thể làm. Nếu bạn hứng thú trong việc cải thiện nhớ lại những giấc mơ của mình thì hãy cân nhắc đến việc ghi chép lại giấc mơ.

Bắt đầu với một cuốn nhật kí giấc mơ

Bằng việc để một cuốn sổ và một cây bút ở đầu giường, những vật dụng này có thể dễ dàng nhanh chóng ghi chép lại những giấc mơ ngay khi bạn thức dậy. Bạn sẽ có thể viết chúng xuống trước khi bạn quên chúng.

Viết xuống những giấc mở có thể thúc đẩy cải thiện khả năng nhớ lại giấc mơ. Nếu những ghi chú cẩu thả đó thể được được hiểu vào buổi sáng hôm sau, thì bạn có thể nghiệm ra ý nghĩa của những giấc mơ.

Thực hành thói quen ngủ lành mạnh

Bên cạnh việc ghi nhật kí giấc mơ, thói quen ngủ lành mạnh cũng có thể giúp cải thiện việc nhớ lại giấc mơ. Tập trung vào việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tạo một môi trường ngủ yên tĩnh để bạn có thể ngủ thoái mải hơn mà không tỉnh do quá lạnh, quá nóng, hoặc bị phân tâm bởi tiếng những tiếng ồn.

Hạn chế phiền nhiễu và kích thích trước giờ đi ngủ

Cố găng giảm số lượng phiền nhiễu trước giờ đi ngủ. Việc lướt mạng xã hội và xem tivi có thể khiến bạn phân tâm và khó ngủ ngon. Thêm vào đó, ánh sáng xanh phát ra từ những thiết bị có thể làm gián đoạn khả năng ổn định nghỉ ngơi của não. Thay vì dựa vào các thiết bị này để làm bạn phân tâm và giải trí, hãy thử tham gia vào một hoạt động thư giãn giúp bạn chuẩn bị cho giấc ngủ, như tắm nước ấm, thiền, hoặc giãn cơ nhẹ nhàng.

Kể về giấc mơ của bạn

Ngay sau khi thức dậy, nói với thành viên trong gia đình (thậm chí là thú cưng) về cái bạn đã nhớ được từ giấc mơ. Chia sẻ những chi tiết này có thể giúp củng cố chúng trong trí nhớ của bạn nhiều hơn. Khi bạn kể về giấc mơ, bạn có thể cảm thấy mình nhớ được nhiều chi tiết hơn, hoặc thậm chí nhớ lại những giấc mơ khác mà bạn có thể đã có.

Ghi nhớ những giấc mơ có tốt không?

Những giấc mơ thường phản ảnh những suy nghĩ, ký ức, và mối quan tâm có ý thức của bạn. Việc biết được giấc những giấc mơ là gì có thể mang lại cái nhìn sâu sắc về những gì bạn đang nghĩ – cũng như những gì bạn đang lo lắng. Không cần thiết phải nhớ những giấc mơ của bạn, nhưng nó có thể là một cái nhìn hữu ích.

Mặc dù việc không nhớ được những giấc mơ của mình có thể khiến bạn bực bội nhưng điều quan trọng là bạn cần biết rằng điều đó khá phổ biến ở tất cả mọi người. Ngay cả khi khả năng nhớ lại những giấc mơ của bạn rất tốt thì rất có thể bạn cũng chỉ nhớ được một phần nhỏ những gì bạn mơ mỗi đêm. Nếu khả năng nhớ lại những giấc mơ của bạn rất kém và bạn đang gặp phải các dấu hiệu khác của sự thiếu ngủ, bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ để xem liệu có điều gì đó đang xảy ra có thể cản trở giấc ngủ của mình hay không. Thêm vào đó, bạn cũng có thể thực hiện các bước như ghi nhật ký giấc mơ và áp dụng thói quen ngủ lành mạnh để cải thiện khả năng nhớ lại giấc mơ của mình.

briandinh

Recent Posts

Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế Là Gì? Làm Thế Nào Để Tôi Dừng Bị OCD?

Nếu bạn mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder - OCD), bạn…

2 weeks ago

Làm Sao Để Ngưng Ám Ảnh Về Một Ai Đó

Việc có những suy nghĩ ám ảnh về một ai đó có thể cảm thấy…

2 weeks ago

7 Thói Quen Của Người Có Trí Tuệ Cảm Xúc

Những người thông minh về mặt cảm xúc có một số thói quen và hành…

2 weeks ago

Những Dấu Hiệu Của Người Có Lòng Tự Trọng Thấp

Lòng tự trọng thấp là khi một người có suy nghĩ đánh giá về giá…

3 weeks ago

Vai Trò Của Hạch Hạnh Nhân Trong Hành Vi Và Cảm Xúc Con Người

Hạch hạnh nhân là một vùng của não bộ, nó liên quan đến quá trình…

3 weeks ago