Theo một số ước tính, gần 4 tỉ người trên khắp thế giới sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter, và Instagram. Mức sử dụng này đã thôi thúc các chuyên gia nghiên cứu sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội đóng một vai trò trong bệnh trầm cảm.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội có xu hướng vui vẻ hơn những người không làm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mạng xã hội có thể gây ra một loạt các cảm xúc tiêu cực ở người dùng cái mà đóng góp vào việc làm tồi tệ thêm các triệu chứng trầm cảm.
Cảnh Báo Từ Tổng Y Sỹ Hoa Kỳ
Tháng 05/2023, TS. Vivek Murthy đưa ra một lời khuyên kêu gọi sự chú ý dành cho tác động của mạng xã hội lên sức khỏe tinh thần của người trẻ. Ông lưu ý rằng trong các giai đoạn vô cùng quan trọng của sự phát triển não bộ thanh thiếu niên, sử dụng mạng xã hội được cho là giảm sự hài lòng về cuộc sống, cũng như thêm vào đó là lo lắng về ngoại hình bản thân, vấn đề giấc ngủ,…
Những Điều Cần Biết Về Trầm Cảm Lâm Sàng
Trầm cảm lâm sàn hay rối loạn trầm cảm nặng là một rối loạn tâm trạng đặc trưng bởi những cảm xúc buồn liên tục và mất hứng thúc vào các hoạt động mà mỗi cá nhân từng yêu thích.
Trầm cảm có thể là nhẹ hoặc nặng và làm người bệnh khó tập trung, khó ngủ, hay khó ăn uống lành mạnh, khó đưa ra quyết định, hoặc hoàn thành những công việc thường ngày.
Người mắc bệnh trầm cảm có thể liên tưởng đến cái chết hoặc tự sát, cảm thấy bản thân không có giá trị, hình thành lo âu hoặc có các triệu chứng cơ thể như mệt mỏi hoặc đau đầu. Tâm lý trị liệu và thuốc điều trị là các phương pháp chữa trị trầm cảm. Giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội và ưu tiên kết nối thực có thể mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần.
Thực Tế Về Mạng Xã Hội Và Trầm Cảm
mạng xã hội phổ biến hơn bao giờ, với hơn một nửa dân số thế giới chủ động dùng các trang mạng xã hội này để lướt đọc các tin tức không ngừng, trong đó có nhiều tin tức tiêu cực.
Một nghiên cứu của Lancet đã công bố vào năm 2018 đã chỉ ra rằng những người kiểm tra Facebook vào đêm khuya sẽ dễ có khả năng cảm thấy trầm cảm và không vui vẻ.
Ngược lại, một nghiên cứu khác năm 2018 chỉ ra rằng những người dành càng ít thời gian vào mạng xã hội, thì các triệu chứng trầm cảm và cô đơn trong họ càng ít.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những người sử dụng Facebook đã có cảm giác ghen tỵ trong khi dùng trang mạng này sẽ dễ có nhiều khả năng hình thành triệu chứng trầm cảm hơn.
Nguyên Nhân Hay Sự Tương Quan
Một số nghiên cứu về mạng xã hội và sức khỏe tinh thần đã tiết lộ rằng có một sự tương quan giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu khác đi sâu hơn, phát hiện rằng mạng xã hội rất có thể gây ra bệnh trầm cảm. Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt – “No More FOMO: Limiting Social Media Decreases Loneliness and Depression” – đã được công bố tại Journal of Social and Clinical Psychology vào năm 2018.
Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng con người càng ít sử dụng mạng xã hội, càng ít cảm thấy cô đơn và trầm cảm.
Điều này cho thấy mối quan hệ giữa việc sử dụng ít mạng xã hội hơn và sức khỏe tinh thần. Theo các nhà nghiên cứu, nghiên cứu đã đánh dấu cột mốc khoa học lần đầu tiên thiết lập được một hệ quả giữa những biến số này.
Để thiết lập mối liên quan giữa mạng xã hội và bệnh trầm cảm, những nhà nghiên cứu đã phân 143 sinh viên đại học Pennsylvania thành 2 nhóm: một nhóm có thể sử dụng mạng xã hội không bị hạn chế, trong khi nhóm còn lại bị giới hạn thời gian chỉ được truy cập mạng xã hội vào Facebook, Instagram, và Snapchat 30 phút mỗi ngày, cả giai đoạn trong 3 tuần.
Mỗi thành viên tham gia nghiên cứu đã dùng iPhone để tiếp cận MXH và những nhà nghiên cứu giám sát dữ liệu điện thoại của họ để đảm bảo họ tuân thủ định. Nhóm bị hạn chế truy cập ghi nhận mức độ trầm cảm và cô đơn thấp hơn thời điểm họ bắt đầu nghiên cứu.
Cả hai nhóm đã ghi nhận một sự giảm trong lo lắng và nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO), rõ ràng bởi vì việc tham gia vào nghiên cứu đã khiến nhóm có quyền truy cập không giới hạn vào mạng xã hội cũng nhận thức rõ hơn về lượng thời gian họ dành cho nó.
Ít Dùng Mạng Xã Hội, Ít Sợ Bỏ Lỡ
Cũng không rõ tại sao những người tham gia, những người mà chỉ dành 30 phút lên mạng mỗi ngày lại ít bị trầm cảm hơn, nhưng những các nhà nghiên cứu cho rằng những người trẻ này chẳng mấy nhìn vào nội dung – như một kì nghỉ ở bãi biển của bạn bè, thư báo trúng tuyển cao học, hay một gia đình hạnh phúc – những thứ có thể làm họ cảm thấy tệ về chính bản thân họ.
Hình ảnh hay những bài đăng của những người có cuộc sống dường như “hoàn hảo” có thể làm người dùng mạng xã hội cảm thấy như họ kém cỏi, không bằng ai. Một nghiên cứu của Đại học Missouri năm 2015 cho thấy rằng người dùng Facebook thường xuyên dễ có khả năng hình thành trầm cảm nếu họ cảm thấy những cảm xúc ghen tỵ trên MXH.
Ví dụ, mạng xã hội cũng có thể cho người dùng vào một trường hợp FOMO, nếu họ được mời vào một kì nghỉ bãi biển của bạn bè nhưng không thể tham gia vì một vài lý nào đó. Hoặc thậm chí nếu người bạn đó chẳng đưa ra lời mời nào, người dùng có thể cảm thấy tổn thương và thấy như bị cho ra rìa trong vòng tròn xã hội của người kia. Nó có làm họ tự nghi ngờ về mối quan hệ giữa họ hay chính giá trị bản thân mình.
Ví dụ khác, người dùng mạng xã hội vào xem trang mạng xã hội của người yêu cũ và thấy những hình ảnh của người yêu cũ đang thưởng thức và ăn tối với một người mới cũng có thể trải qua cảm giác FOMO. Họ có thể tự hỏi tại sao người cũ lại chưa từng dẫn họ đến những nơi đó hay tặng họ những món quà.
Sau cùng thì, việc hạn chế thời gian vào mạng xã hội tức là có thể dành ít thời gian so sánh bản thân với người khác.Việc này có thể mở rộng ra để không nghĩ xấu về bản thân và phát triển các triệu chứng đóng góp vào trầm cảm.
Tại Sao Người Trẻ Có Nguy Cơ Cao
Trước đây chưa có mạng xã hội, trẻ em chỉ phải lo lắng về việc bị bắt nạt ở trường học, phần lớn là vậy. Nhưng mạng xã hội đã mang đến cho những kẻ bắt nạt một cách mới để dày vò nạn nhân.
Chỉ cần một cái kích chuột, những kẻ bắt nạt có thể phát tán một video mà nạn nhân của chúng bị chế giễu, đánh đập, hoặc bị sỉ nhục. Mọi người có thể tràn vào trang mạng xã hội của một người bạn, để lại những bình luận tiêu cực hoặc lan truyền thông tin sai lệch. Trong một vài trường hợp, nạn nhân bị bắt nạt đã tự sát.
Trong nhiều trường học có chính sách chống bắt nạt và quy tắc ứng xử của học sinh trên nền tảng trực tuyến, nó có thể vẫn còn khó khăn đối với các nhà giáo dục và phụ huynh để giám sát hành vi ngược đãi trên mạng xã hội.
Vấn đề còn tệ hơn khi các nạn nhân của sự bắt nạt thường sợ rằng sẽ càng bị bắt nạt nếu họ nói với bố mẹ, giáo viên, hay người quản trị về việc bản thân bị ngược đãi. Điều này có thể khiến trẻ em càng bị cô lập hơn và không có sự hỗ trỡ về mặt tinh thần mà chúng cần để xử lý một tình huống độc hại.
Tin Xấu Và “Nghiền Lướt Tin Xấu”
Ngày nay, một phần 5 người Mỹ nhận tin tức từ mạng xã hội – phần trăm lớn hơn nhiều so với những người nhận tin tức từ các phương tiện truyền thông in giấy truyền thống.
Đối với những người nghiện mạng xã hội, những người đăng nhập vào nhiều giờ mỗi lần hoặc nhiều lần mỗi ngày, điều này có nghĩa là tin tức được tiếp xúc thường xuyên, bao gồm cả tin xấu. Những tiêu đề liên quan đến thảm họa thiên nhiên, tấn công khủng bố, xung đột chính trị, và cái chết của những người nổi tiếng thường nằm trong top những danh sách xu hướng truyền thông.
Trước khi mạng xã hội và internet xuất hiện, khả năng tiếp xúc với tin xấu của một người bị hạn chế. Cộng đồng nhận các tin tức từ đài phát thanh chỉ lên sóng một số khung giờ nhất định trong ngày hoặc từ tờ báo giấy.
Thói quen chìm vào các tin xấu trên các nền tảng mạng xã hội hoặc các nền tảng trực tuyến khác được gọi là “doomscrolling”, và nó có thể tác động bất lợi lên sức khỏe tinh thần của một người, dẫn dến sự hình thành hoặc làm tăng các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Một nghiên cứu tâm thần trên Lancet năm 2018, trên 91,005 người đã phát hiện ra những người lướt Facebook trước giờ đi ngủ sẽ có nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm điển hình cao hơn 6% và đánh giá mức độ hạnh phúc của họ thấp hơn 9% so với người có thói quen ngủ lành mạnh hơn.
Nhà tâm lý học Amelia Aldao đã nói với NPR rằng lướt đọc các tin tức xấu đã đẩy cộng đồng vào một “vòng luẩn quẩn của tiêu cực”. Chu kì này tiếp diễn vì “tâm trí của chúng ta luôn hướng tìm những mối đe dọa” bà nói. “Chúng ta càng dành nhiều thời gian lướt, chúng ta càng thấy nhiều những mối nguy đó, và ta càng bị hút vào nó, rồi ta lại càng lo âu”. Không bao lâu sau, thế giới dường như thành một nơi hoàn toàn u ám, khiến những người lướt tin xấu lại càng cảm thấy vô vọng.
Sử Dụng Mạng Xã Hội An Toàn
Việc sử dụng mạng xã hội đi kèm với nguy cơ về sức khỏe tâm thần, nhưng điều đó không có nghĩa là ta nên tránh nó hoàn toàn. Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng các trang web mạng xã hội ở mức độ vừa phải.
Đặt đồng hồ thời lượng bạn sử dụng mạng xã hội hoặc cài một ứng dụng trong điện thoại hay máy tính để theo dõi thời gian bạn giành vào mạng xã hội.
Nếu không có đồng hồ hẹn giờ hoặc các ứng dụng, bạn sẽ dễ dàng dành nhiều giờ vào mạng xã hội trước khi bạn nhận ra. Để giới hạn thời gian vào mạng xã hội, bạn cũng có thể lên kế hoạch những hoạt động thực tế, những điều mà giúp bạn tập trung vào môi trường và hoàn cảnh xung quanh. Đọc một quyển sách, xem một bộ phim, đi dạo, chơi trò chơi, nướng bánh, hoặc gọi điện nói chuyện với bạn. Hãy dành thời gian tận hưởng đời sống thực.